Tin tức

4 bệnh lý đường hô hấp ở trẻ hay gặp vào thời điểm giao mùa

Thời gian trở lại đây, bệnh lý đường hô hấp ở trẻ em không ngừng tăng, cao điểm nhất khi thời tiết chuyển mùa.

04 bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em

Viêm họng

Viêm họng cấp tính với các triệu chứng thường gặp: đau – rát họng khi nuốt thức ăn, ho, sốt, sổ mũi, … … Đa số các trường hợp viêm họng do vi khuẩn liên cầu khuẩn gây nên, ngoài ra còn cps virus cúm hoặc Adenovirus.

Một số dấu hiện gần giống với cảm ho thông thường, nếu không kịp phát hiện sớm điều trị dễ dẫn đến các biến chứng viêm phổi nguy hiểm.

Viêm VA

Viêm VA là căn bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh, là một khối lympho ở vùng mũi họng viêm và phát thành khối to gây ra cản trở việc hít thở không khí. Căn bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi với các dấu hiệu thông thường sốt, chảy mũi, ngạt, ho, …. không ảnh hướng nhiều đến sức khoẻ. Tuy nhiên viêm VA cấp tính không kịp thời điều trị thì rất đễ chuyển sang dạng viên VA mạn tính.

Vấn đề nghẹt mũi trong viêm VA mạn tính thường ngạt mũi ngày lẫn đêm, làm cho trẻ khó thở.  Vì thế trẻ thường thở bằng miệng kèm theo ngủ ngáy và thỉnh thoảng có cơn ngừng thở rất nguy hiểm.

Viêm Amidan

Viêm amidan có các triệu chứng thông thường như sốt, đau họng, mất tiếng, trẻ bị amidan sẽ cảm thấy khô đắng miệng. Đặc biệt, lưỡi bé có thể trắng hơn, vùng niêm mạc họng và góc hàm sẽ có nổi hạch. Đặc biệt, với những trường hợp viêm amidan mạn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.

Viêm phế quản

Viêm khí phế quản ở trẻ em (viêm phổi) là tình trạng nhiễm trùng lớp niêm mạc, tiểu phế quản, chủ yếu do virus gây ra. Ở trẻ em bệnh này hay bị tái phát, nhất là vào thời điểm giao mùa.

Trẻ bị viêm phế quản thường có các biểu hiện: ho khan, ho có đàm, nghẹt mũi, thở khò khè, sốt, đau họng, … …

Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ em vào thời điểm giao mùa

Giữ ấm cho trẻ

  • Khi trời lạnh, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc quần áo ấm cho trẻ và cho trẻ đội mũ, đeo găng tay, khăn quàng cổ. Tránh cho trẻ ra ngoài trời lạnh khi không cần thiết.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ

  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, từ đó giúp trẻ phòng ngừa các bệnh đường hô hấp. 
  • Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein.
  • Phụ huynh cũng nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

Vệ sinh tay thường xuyên: Rửa tay là cách đơn giản nhưng hiệu quả để phòng ngừa lây lan các bệnh đường hô hấp

  • Phụ huynh nên rửa tay cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Phụ huynh cũng nên hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng cách

Môi trường sống: Giữ cho môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát.

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là các bề mặt mà trẻ thường xuyên tiếp xúc như đồ chơi, tay nắm cửa, bàn ghế.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá và các chất ô nhiễm môi trường khác.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh đường hô hấp. Nếu trẻ phải tiếp xúc với người bệnh, phụ huynh nên cho trẻ đeo khẩu trang và rửa tay cho trẻ sau khi tiếp xúc.

Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên

  • Vận động thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, từ đó giúp trẻ phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.
  •  Nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi.

Hy vọng bài viết trên đây giúp Quý phụ huynh có thêm kiến thức chăm sóc trẻ khoẻ mạnh!

Phòng khám gia đình Tokyo – Y tế chuẩn Nhật

Chia sẻ:

Nội dung liên quan

Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất trong lòng dạ dày trào ngược lên thực quản hoặc xa hơn nữa vào khoang miệng hoặc phổi.

27/09/2023

Nhiễm khuẩn HP: dấu hiệu và cách điều trị

Phần lớn người bị nhiễm H.Pylori không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, H. Pylori được xem là có thể gây nhiều bệnh khác nhau trên hệ tiêu hóa như loét dạ dày và ung thư

15/09/2023