Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân và cách điều trị
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất trong lòng dạ dày trào ngược lên thực quản hoặc xa hơn nữa vào khoang miệng hoặc phổi.
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN LÀ GÌ?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất trong lòng dạ dày trào ngược lên thực quản hoặc xa hơn nữa vào khoang miệng hoặc phổi.
Trào ngược kéo dài có thể dẫn đến viêm chít hẹp thực quản, hoặc nặng hơn là ung thư thực quản..
TRIỆU CHỨNG CỦA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN?
2 triệu chứng điển hình:
1. Ợ nóng:
- Nóng rát vùng mũi ức, lan dọc sau xương ức lên đến cổ.
Thường xảy ra sau bữa ăn (nhất là ăn quá no, ăn chất chua, cay, chocolate, nhiều dầu mỡ, uống rượu bia), tập thể dục và khi nằm.
2. Trớ:
- Là sự trào ngược thức ăn trong dạ dày lên vùng hầu họng nhưng không nôn.
- Cảm giác chua và nóng ở cổ và miệng
- Tư thế cúi hay vận động làm tăng áp lực thành bụng gây ra trớ.
Các triệu chứng khác có thể kèm theo như : đau thượng vị, đầy bụng, nuốt khó, nuốt đau, buồn nôn/nôn, tiết nước bọt, khàn tiếng, đau ngực (không do tim)...
YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN?
Yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày thực quản ?
- Mang thai: tăng áp lực ổ bụng
- Thoát vị hoành : là tình trạng 1 phần của dạ dày đi lên khoang ngực của người bệnh qua lỗ thoát vị
- Béo phì
- Liệt dạ dày
- Thuốc : một sốt thuốc có thể làm tăng trào ngược dạ dày thực quản
- Hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động
- Một số bài tập thể dục có thể làm tăng trào ngược : cử tạ, nâng vật nặng, thể dục sau khi ăn
- Lối sống : ăn nhiều lúc đêm khuya, stress, ăn nhiều đồ dầu mỡ, nằm liền sau
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY?
Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể sẽ chỉ định:
- Nội soi dạ dày thực quản
- Đo pH thực quản 24h
- Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp điều chỉnh lối sống.
- Một số trường hợp nặng có thể cần phẫu thuật.
CẢI THIỆN BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
Điều chỉnh lối sống thế nào trong trào ngược dạ dày thực quản?
- Nhai kỹ thức ăn
- Ngồi thẳng lưng
- Nâng cao đầu giường khi ngủ
- Không uống nước trong khi ăn
- Đi bộ nhẹ sau khi ăn
- Kiểm soát stress
- Ngưng hút thuốc lá
- Hạn chế rượu bia
- Tập thể dục thường xuyên, tránh tập ngay sau ăn
- Không ăn gần giờ ngủ, bữa ăn cuối cách giấc ngủ ít nhất 3 tiếng
- Mặc đồ thoải mái không bó chặt
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn một bữa quá nhiều