Tin tức

Tăng huyết áp: nguyên nhân và biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp: bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao.

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp: bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao.

Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi;
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

Những Yếu Tố Nguy Cơ Làm Tăng Huyết Áp:

Yếu tố có thể điều chỉnh

  • Thừa cân và béo phì: BMI >= 23 kg/m2;
  • Ăn mặn;
  • Hút thuốc lá (kể cả thuốc lá điện tử);
  • Uống rượu nặng và thường xuyên;
  • Thiếu vận động;
  •  Stress.

Yếu tố không thể điều chỉnh được

  • Chủng tộc;
  • Di truyền: tăng nguy cơ nếu bố mẹ hoặc người thân ruột thịt bị tăng huyết áp;
  • Tuổi càng cao sẽ càng bị tăng huyết áp.

Triệu Chứng Tăng Huyết Áp

Đa phần các triệu chứng đều khá mờ nhạt, một số bệnh nhân tăng huyết áp có thể có một số biểu hiện: 

  • Đau nhức đầu vào sáng sớm;
  • Mệt mỏi, chóng mặt;
  • Chảy máu cam;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Thay đổi thị lực;
  • Ù tai;
  • Trường hợp nặng có thể: buồn nôn, nôn ói, đau ngực, lú lẫn.

Tăng huyết áp được gọi là kẻ giết người thầm lặng, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng cho đến lúc xảy ra các biến chứng như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay suy thận…

Mọi người nên thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ và thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là người lớn tuổi hay người có các yếu tố nguy cơ của bệnh.

Điều trị Tăng huyết áp

Điều trị bao gồm dùng thuốc và không dùng thuốc (chế độ ăn, vận động…).

Việc điều trị tùy thuộc vào đặc điểm của từng người bệnh, mức huyết áp, các nguy cơ tim mạch mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp cụ thể, không nên áp dụng cách trị bệnh của người này cho người khác và cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.

Tích cực vận động giúp ích và cải thiện tình trạng sức khỏe:

  • Các bài tập có tính nhịp điệu: như đi bộ nhanh 5-7 lần/tuần, 30-60 phút/buổi, và ít nhất 150 phút/tuần;
  • Khởi động dần dần và làm ấm khi bắt đầu và thả lỏng sau mỗi lần tập;
  • Các bài tập gắng sức có tính đề kháng: Tập thể dục như nâng tạ hoặc chạy, đạp xe đạp…, ít nhất 2-3 lần/ tuần. Việc lựa chọn bài tập tùy theo đặc điểm người bệnh, cần trao đổi bác sĩ điều trị tìm bài tập phù hợp cho mình.

Người bị tăng huyết áp nên ăn uống như thế nào?

Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension): là phương pháp dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới dành cho bệnh nhân tăng huyết áp và người muốn giảm cân. 

DASH được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí sau đây:

  • Ăn nhiều rau quả, sản phẩm từ sữa ít béo;
  • Tăng khẩu phần cá, thịt gia cầm, các loại hạt và thực phẩm nguyên hạt;
  • Giảm thiểu hấp thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol;
  • Hạn chế muối, đồ ngọt, thức uống có ga và các loại thịt đỏ.

Đây là thực đơn dành cho người có nhu cầu năng lượng 2000kcal /ngày (nhu cầu hoạt động nhẹ, công việc văn phòng).

  • Lượng muối khuyến cáo < 5g/ngày;
  • Ngũ cốc (bánh mỳ, hạt ngũ cốc, gạo, mì ống.): 6-8 phần/ngày Tương đương 6-8 lát bánh mì, Hoặc 3-4 chén cơm, mì ống, ngũ cốc...;
  • Rau (cà chua, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, rau xanh): 4-5 phần/ngày. Tương đương 4-5 cốc (khoảng 120-150 gram) rau xanh tươi như rau bina hoặc cải xoăn Hoặc 2-3 chén (khoảng 45 gram) rau cắt lát - sống hoặc nấu chín - như bông cải xanh, cà rốt, bí hoặc cà chua…;
  • Trái cây (đa dạng màu): 4-5 phần/ngày tương đương 4-5 quả táo vừa; Hoặc 200 -250 gram mơ khô;. Hoặc 120-150 gram đào tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp,...;
  • Sữa (loại ít béo): 2-3 phần/ngày. Tương đương 2-3 cốc (240 ml/cốc) sữa ít béo, Hoặc 2-3 cốc (285 gram/cốc) sữa chua ít béo.
  • Thịt nạc (gia cầm, cá): khoảng 170 g/ngày (ăn thịt đỏ ít, không nhiều hơn một lần hoặc hai lần một tuần).

Chất béo (khuyến nghị dùng dầu thực vật hơn các loại dầu khác. Bao gồm bơ thực vật và các loại dầu như hạt cải, ngô, ô liu hoặc cây rum. Khuyến nghị dùng mayonnaise ít béo) : 2-3 phần/ngày. Tương đương: 1 thìa cà phê (4,5 gram) bơ thực vật mềm hoặc 1 muỗng canh (15 gram) sốt mayonnaise hoặc 1 thìa cà phê (5ml) dầu thực vật hoặc 2 muỗng canh (30ml) nước sốt salad.

Các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hạt phỉ, quả óc chó, hạt hướng dương, hạt lanh, đậu tây, đậu lăng và đậu Hà Lan.): 4-5 phần/tuần. Tương đương: 1/3 cốc (50 gram) quả hạch, hoặc 2 muỗng canh (40 gram) bơ hạt.

  • Hoặc 2 muỗng canh (16 gram) hạt, Hoặc 1/2 chén (40 gram) đậu nấu chín;
  • Đồ ngọt: Ít hơn hoặc 5 khẩu phần mỗi tuần. Tương đương 1 muỗng canh (12,5 gam) đường hoặc 1 thìa (20 gram) thạch hoặc mứt, hoặc 1 cốc (240 ml) nước chanh.

Hiện nay, tình trạng tăng huyết áp hoặc cao huyết áp đang ngày càng phổ biến và tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại, vì thế bệnh cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

 
Chia sẻ:

Nội dung liên quan

Bé đi học: Khám sức khoẻ tổng quát là cách bảo vệ sức khoẻ an toàn cho trẻ

Ở tuổi đi học, bé được phát triển tư duy và thể chất, tuy nhiên sức đề kháng của bé còn non yếu khi bước vào môi trường mới dễ bị bệnh và có thể tái phát. Việc khám sức khoẻ cho trẻ giúp bố mẹ theo dõi được tình trạng sức khoẻ; đánh gia sự phát triển toàn diện của bé.

08/05/2024

Thay đổi sống để ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích lũy mỡ quá mức ở gan (>5% tế bào gan) và Gan nhiễm mỡ có thể phòng ngừa được bằng một lối sống sinh hoạt lành mạnh

02/07/2023