Tin tức

Béo phì và nguy cơ cho sức khỏe của bạn

Béo phì là tình trạng tích tụ bất thường và quá mức khối mỡ tại mô mỡ và các tổ chức khác, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

BỆNH BÉO PHÌ LÀ GÌ?

Béo phì là tình trạng tích tụ bất thường và quá mức khối mỡ tại mô mỡ và các tổ chức khác, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ở nhiều nước trên thế giới, tình trạng béo phì ngày càng gia tăng, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ béo phì đang gia tăng nhanh tại Việt Nam, đặc biệt tăng nhanh ở nhóm trẻ em trong độ tuổi học đường.

BÉO PHÌ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN SỨC KHỎE?

Nguyên nhân dinh dưỡng:

  • Ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể.
  • Chế độ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt.

Chế độ vận động: 

  • Lối sống tĩnh tại, lười hoạt động thể lực.

Nguyên nhân khác: 

  • Do di truyền, do bệnh lý nội tiết (Suy giáp, U tụy tiết Insulin, Hội chứng buồng trứng đa nang…), sử dụng thuốc (Hormon steroide, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần,…)

BIẾN CHỨNG CỦA BÉO PHÌ?

Béo phì gây ra các vấn đề trầm trọng đến sức khỏe, là thủ phạm gây hơn 200 bệnh khác nhau, như bệnh tim mạch, đột quị, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa…

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẨN ĐOÁN BÉO PHÌ?

Sử dụng chỉ số BMI ( Body Mass Index): 

  • BMI là chỉ số khối cơ thể, đánh giá lượng mỡ cơ thể thông qua cân nặng và chiều cao ở người trưởng thành.
  • Chỉ số BMI là căn cứ để đánh giá người nào đó là béo, gầy hay vừa phải. 
  • BMI có thể dùng để là cơ sở theo dõi yếu tố nguy cơ về sức khỏe.

BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg)/ bình phương chiều cao (m).

Bảng đánh giá thừa cân - béo phì theo tiêu chuẩn của IDI&WPRO áp dụng cho người châu Á.

PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ?

  • Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng cơ thể, phù hợp với tuổi, giới tính, sức khỏe và mức độ hoạt động thể lực
  • Đảm bảo đủ 4 nhóm : tinh bột, chất đạm, chất béo. vitamin và khoáng chất
  • Hạn chế ăn sau 20h
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi trong ngày
  • Hạn chế thức ăn nhanh, sử dụng rượu bia thường xuyên
  • Hạn chế thức ăn nhiều đường, muối
  • Tham vấn với bác sĩ dinh dưỡng khi cần xây dựng chế độ ăn giảm cân.

PHÒNG TRÁNH BÉO PHÌ?

Hướng dẫn tập luyện:

3 giai đoạn của một buổi tập an toàn và hiệu quả: 

  • Khởi động (5-10 phút): làm nóng cơ thể với những động tác đơn giản, cường độ thấp. Khởi động các khớp từ trên xuống dưới.
  • Tập luyện: thực hiện các bài tập vận động từ 20 đến 30 phút.
  • Thả lỏng (5-10 phút): thư giãn, thả lỏng cơ thể với những động tác chậm rãi, đưa cơ thể về trạng thái ban đầu.

Cường độ tập luyện: 

Tập cường độ trung bình  ít nhất 150 phút mỗi tuần (30p/ ngày, 5 ngày/ tuần, không nghỉ quá 2 ngày liên tục).

Đánh giá mức độ vận động qua giọng nói: khi tập luyện không thấy hụt hơi, vẫn trò chuyện được nhưng không thể hát được.

Loại hình tập luyện:

Nên lựa chọn các loại hình tập luyện có tính nhịp nhàng đều đặn, thời gian kéo dài như: đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh.


 
 
Chia sẻ:

Nội dung liên quan

Gói khám sức khoẻ tổng quát cho trẻ em từ 6 – 11 tuổi

Giúp bố mẹ có một cái nhìn toàn diện về sự phát triển thể chất, chiều cao, cân nặng và sự phát triển não bộ của trẻ. Và phát hiện kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn, can thiệp sớm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

11/04/2024

Gói khám sức khỏe tổng quát tại phòng khám gia đình Tokyo, trẻ em được kiểm tra những gì ?

Khám sức khỏe tổng quát đang trở thành xu hướng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Không chỉ dành cho người lớn, trẻ em cũng cần phải khám tổng quát định kỳ giúp bố mẹ nắm rõ tình hình phát triển thể chất (chiều cao, cân nặng, các chức năng hô hấp, thính giác, … và sự phát triển não bộ của bé).  Từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng và phương thức hoạt động phù hợp với bé; phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm và có phác đồ điều trị kịp thời cho bé.

11/04/2024