Tin tức

Chăm sóc trẻ mắc bệnh đường hô hấp cấp khi thời tiết thay đổi

Bệnh đường hô hấp là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trong những thời điểm giao mùa. Nếu bệnh không được thăm khám, điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng: nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, … …

Không chỉ ảnh hưởng của thời tiết, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng là yếu tố làm cho trẻ em mặc bệnh đường hô hấp.

Viêm đường hô hấp ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở mũi, họng, xoang – thanh quản, … … vì đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ bệnh và tái phát – Theo BS CKI. Nguyễn Thái Trân, phòng khám gia đình Tokyo.

Các triệu chứng hay gặp ở trẻ: sốt, ho, nghẹt mũi, chảy nước mắt – nước mũi, đau cổ họng, chán ăn, … …

Những điều phụ huynh nên làm khi trẻ bị viêm đường hô hấp
    • Trẻ sốt trên 38 độ, cần phải dùng thuốc hạ sốt theo khuyến cáo bác sĩ, thường xuyên lau mát cho trẻ ở: trán, nách, bẹn bằng nước ấm.
    • Trẻ ngạt mũi, có thể dùng dung dịch nước muối nhỏ mũi để làm sạch, lấy dịch mũi bằng dùng cụ hút mũi.
    • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ uống nhiều nước
    • Giữ ấm, vệ sinh thân thể và đảm bảo môi trường sống sạch và thoáng mát

Khi trẻ có các biểu hiện: chán ăn, khó thở, thở co lõm lồng ngực, sốt cao hơn 2 ngày và có các biểu hiện lạ,  … … cần phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Vì đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi (biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp).

Những biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu cho trẻ nhỏ:
    • Trước tiên cần tạo cho bé miễn dịch chủ động như thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia. Với trẻ mới sinh ra cần tận dụng nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ tăng cường hệ miễn dịch.
    • Để chủ động phòng bệnh, phụ huynh cần hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh, hạn chế cho trẻ ra ngoài khi thời tiết chuyển mùa.
    • Giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ (rửa tay bằng xà phòng) khi ăn uống sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay. Để virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp.
    • Đeo khẩu trang cách ly với mầm bệnh.
    • Tránh cho bé chơi, học tập trong môi trường đông đúc nhiệt độ quá cao, quá lạnh không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi chơi hoặc ngủ.
    • Tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô, giữ ấm cổ cho bé khi ngủ tránh nhiễm lạnh, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
    • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để chủ động tăng sức đề kháng cho bé.

Hy vọng những thông tin trên, Quý phụ huynh có thêm kiến thức chăm sóc con khỏe mạnh!

Liên hệ tư vấn và đặt lịch khám bác sĩ tại phòng khám gia đình Tokyo

Phòng khám gia đình Tokyo – Y tế chuẩn Nhật

Chia sẻ:

Nội dung liên quan

Nhiễm khuẩn HP: dấu hiệu và cách điều trị

Phần lớn người bị nhiễm H.Pylori không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, H. Pylori được xem là có thể gây nhiều bệnh khác nhau trên hệ tiêu hóa như loét dạ dày và ung thư

15/09/2023

4 bệnh lý đường hô hấp ở trẻ hay gặp vào thời điểm giao mùa

Thời gian trở lại đây, bệnh lý đường hô hấp ở trẻ em không ngừng tăng, cao điểm nhất khi thời tiết chuyển mùa.

25/04/2024